Tiếp tục tìm hiểu về các thiết bị, linh kiện trong hệ thống điện, bài viết này BKAII cùng các bạn có những tìm hiểu cơ bản về đầu cos nối dây điện nhé!

Đầu cos nối dây điện (cosse hay terminal) là thiết bị dẫn điện dùng cho việc kết nối từ dây cáp đến các vị trí đầu cuối tại thiết bị điện hay kết nối từ dây cáp điện với dây cáp điện. Thiết bị này sẽ giúp cho người vận hành có được sự tiện lợi khi cần tháo lắp hay sửa chữa hoặc bảo trì. Việc sử dụng đầu cosse sẽ giúp cho dây có thể cố định một cách chắc chắn và đúng cách nhất. Khi đó, quá trình sử dụng sẽ không xuất hiện tình trạng lỏng mối nối.

Tính năng của đầu cốt trong kỹ thuật điện

Đầu cos có tác dụng truyền tải điện năng nhằm tăng khả năng dẫn điện. Giữa cáp điện với cáp điện cũng như giữa cáp điện với các thiết bị khác.

Đầu cos cũng được dùng trong hệ thống điện tử viễn thông. Nơi tiếp xúc giữa các tiếp điểm để tránh gây ra hiện tượng nhiệt. Tránh hồ quang điện gây hao mòn điện cũng như các thiết bị điện khi tiếp xúc. Ví dụ như đầu nối MCB hay tủ bảng điện và máy phát hệ thống cơ điện công trình.

Đầu cos điện dùng để lắp đặt các đường cáp ngầm. Cũng như đường dây tải điện trên không của mạng lưới điện. Việc này giúp nhằm truyền tải và phân phối điện. Bao gồm hệ thống điện áp hạ thế và trung thế. hay cao thế LV MV & HV và điện áp từ 11kV-33kV

Phân loại đầu cos điện theo chất liệu 

  • Đầu cosse nối dây điện bằng đồng: được làm từ đồng nguyên chất có khả năng dẫn điện tốt. Chúng thường được sử dụng cho các dòng điện dáp và dòng điện cao như đấu nối các loại bình ắc quy xe máy, ô tô,… Ngoài ra, nó cũng được dùng đấp lắp cáp điện với thiết bị điện đầu cuối bằng đồng trong tủ điện.
  • Đầu cos nối dây điện bằng nhôm: được làm từ nhôm tinh khiết dẫn điện tốt và có giá thành rẻ hơn loại đầu cos nối dây đồng.
  • Đầu cos cách điện đồng pha nhôm: được chế tạo từ đồng và nhôm nguyên chất. Là loại đầu cos có khả năng dẫn điện tốt, độ bền cao và đảm bảo kết nối chắc chắn hơn. Chính vì thế thường được ứng dụng trong đấu tủ điện tổng ở các tủ điện dân dụng đấu tủ điện công nghiệp, đầu cos tiếp địa.
  • Đầu cos cách nhiệt: là loại đầu cos nối dây điện tại điểm kết nối có thêm lớp vật liệu cách nhiệt thường là Nylon hoặc nhựa PVC. Phần dây dẫn bên thường là đồng hay đồng thau. Đây là loại đầu cos an toàn nhưng chỉ sử dụng ở những vị trí có điện áp thấp.
  • Đầu cos không cách nhiệt: ngược lại với đầu cos cách nhiệt, tại điểm kết nối không có phần cách nhiệt. Loại này có thể dùng được trong môi trường điện áp thấp và cao.

Phân loại đầu cos điện theo hình dáng 

  • Đầu cos điện SC: được thiết kế với phần kết nối hình tròn, đường kính có thể thay đổi và số lỗ tùy thuộc vào ứng dụng thực tế. Loại đầu cosse này được làm bằng đồng nguyên chất 99.99% và mạ kẽm với ưu điểm: dẫn điện tốt, khoảng chịu nhiệt rộng, và khả năng chống ăn mòn hiệu quả.
  • Đầu cos điện tròn: có thiết kế tương tự như đầu cos SC. Tuy nhiên, nó thường dùng để kết nối dây cáp điện nhỏ có tiết diện từ 6mm² trở xuống. Đầu cos nối dây điện tròn có một đầu là ống kim loại dùng để luồn dây cáp điện vào và một đầu ép phẳng đột lỗ tròn để bắt bulong và thiết bị đầu cuối. Hiện nay, trên thị trường có hai loại đầu cos điện tròn là đầu cos tròn trần và cos tròn phủ nhựa.
  • Đầu cos chữ y: là loại đầu cos nối dây điện có thiết kế đầu nối chữ Y với đa dạng kích thước. Đây là loại cosse được sử dụng phổ biến hiện nay trong các rơle hay contactor, bộ định thời gian,… Hiện nay, đầu cos chữ Y có hai loại là cos chữ Y bọc nhựa và cos chữ Y trần.
  • Đầu cos pin: là loại đầu cosse được sử dụng để kết nối nhanh dây điện điều khiển với thiết bị đầu cuối như PLC,… Hiện nay, đầu cos pin có 3 loại: đầu cos pin đặc, đầu cos pin đặc và pin rỗng.
  • Đầu cos ghim: được thiết kế với đầu cos mỏng, dài; có nhiệm vụ kết nối dây dẫn đến khối tiếp xúc. Đồng thời, còn có tác dụng hạn chế tỏa nhiệt, đánh hồ quang, cháy chậm và hao mòn điện, thiết bị.
  • Đầu cos dạng thẳng: với thiết kế là một ống kim loại rỗng thẳng, đa dạng kích thước phù hợp với tiết diện của dây cáp điện. Nó thường được dùng để nối dẫn điện dây cáp điện với dây cáp điện.

Thông số kỹ thuật

Thông số kỹ thuật của đầu cosse điện quan trọng nhất là:

  • Kích thước đầu cosse phù hợp để bắt dây có tiết diện bao nhiêu.
  • Kích thước đường kính của lỗ bắt bulong (vít) trên đầu cosse.

Ngoài ra còn có:

  • Thông số đầu cực bao nhiêu để người sử dụng dễ dàng lựa chọn.
  • Điều kiện làm việc của đầu cosse: Nhiệt độ, áp suất,…
  • Hàm lượng đồng nguyên chất khi chế tạo cosse, vật liệu mạ bên ngoài là gì?
  • Đầu cosse điện đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nào?

Trên đây là một số tìm hiểu cơ bản về đầu Cos nối dây điện mà BKAII chia sẻ đến các bạn. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ BKAII nhé!

Xem thêm:

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 408 khách và không thành viên đang online