Có thể nói 4.0 đã là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Ngày nay đi đến đâu chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những khẩu hiệu liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0. BKAII đã có khá nhiều bài viết về công nghiệp 4.0, tiếp tục chủ đề đó hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kết nối ngang/ dọc trong công nghiệp 4.0 nhé!

Thuật ngữ “Industry 4.0” bắt nguồn từ một dự án trong chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức. Industry 4.0 là mô hình tiêu chuẩn cho doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quy định cách thức tổ chức, vận hành, giao tiếp với các đối tượng khác nhằm nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp trong bối cảnh công nghệ tiến bộ và phát triển như vũ bão hiện nay. Việc ứng dụng ngày càng nhiều các tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông vào sản xuất, dần dần xóa nhòa ranh giới giữa thế giới vật lý và thế giới ảo

Industry 4.0 là xu hướng ứng dụng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống liên kết ảo vật lý, các thiết bị thông minh có khả năng kết nối và điện toán mạng

Kết nối theo chiều dọc

Kết nối theo chiều dọc môi trường sản xuất sử dụng hệ thống liên kết ảo vật lý để tăng cường khả năng kết nối, điều khiển. Mục đích là để tăng năng suất, chất lượng, tốc độ phản ứng, tốc độ hoàn thành các hoạt động của doanh nghiệp.

Trong hệ thống sản xuất, các máy thông minh liên tục chia sẻ thông tin về số lượng vật tư, thành phẩm, tình trạng hoạt động, các thay đổi lệnh sản xuất. Các thông tin về lệnh sản xuất và tình trạng các khâu trong sản xuất được chia sẻ, giúp tối ưu hóa thời gian, hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Hệ thống liên kết ảo vật lý không chỉ bao gồm các máy móc thông minh liên kết chia sẻ thông tin với nhau, mà còn là môi trường hoạt động của máy móc thông minh, vật tư thông minh, nhà máy thông minh, xe cộ thông minh,… và không thể thiếu sự tham gia của con người, tạo nên quy trình phối hợp từ phát triển sản phẩm, đến sản xuất, tiếp thị, bán hàng, mua sắm.

Ngoài phạm vi sản xuất, kết nối theo chiều dọc còn tác động đến hoạt động tiếp cận khách hàng, hỗ trợ quy trình bán hàng

Tích hợp theo chiều ngang

Nếu tích hợp theo chiều dọc chỉ nhằm cải tiến từng mảng hoạt động của doanh nghiệp, thì kết nối theo chiều ngang sẽ điều phối hoạt động của doanh nghiệp theo tổng thể, kết nối các quy trình riêng lẻ, thống nhất hoạt động và thông tin, nâng cao khả năng linh hoạt đối phó nhanh với thay đổi và các vấn đề phát sinh. Việc tích hợp theo chiều ngang của doanh nghiệp rất giống với việc triển khai một hệ thống thông tin tương tự như ERP

Tích hợp theo chiều ngang diễn ra trên nhiều cấp độ:

Tại khu vực sản xuất: Máy móc và đơn vị sản xuất được kết nối trở thành một đối tượng với các thuộc tính được xác định rõ trong mạch sản xuất. Chúng liên tục truyền đạt trạng thái hiệu suất và cùng nhau đáp ứng một cách tự chủ các yêu cầu sản xuất năng động

Trên nhiều cơ sở sản xuất: Nếu một doanh nghiệp có các cơ sở sản xuất phân phối công nghiệp 4.0 thúc đẩy tích hợp theo chiều ngang trên các hệ thống thực thi sản xuất cấp nhà máy MES

Trên toàn bộ chuỗi cung ứng: Công nghiệp 4.0 đề xuất tính minh bạch dữ liệu và mức độ hợp tác tự động cao trong chuỗi cung ứng và hậu cần thượng nguồn cung cấp cho các quy trình sản xuất cũng như chuỗi hạ nguồn đua sản phẩm hoàn chỉnh ra thị trường

Xem thêm: 

Trên đây là một vài tìm hiểu về cách tích hợp theo chiều ngang/ dọc của công nghệ 4.0. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1316 khách và không thành viên đang online