Ở bài viết trước BKAII đã giới thiệu đến các bạn những thông tin về khái niệm, cấu tạo, phân loại cũng như nguyên lí hoạt động của Đi ốt. Hiện nay có khá nhiều các loại đi ốt đang được sử dụng, với bài viết này BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về từng loại Đi ốt nhé!

Diode là một linh kiện điện tử chuyên dụng với hai điện cực gọi là cực dương và cực âm. Hầu hết các diode được chế tạo với các vật liệu bán dẫn như silicon, germanium, hoặc selen. Diode có thể được sử dụng làm chỉnh lưu, bộ hạn chế tín hiệu, điều chỉnh điện áp, công tắc, bộ điều biến tín hiệu, bộ trộn tín hiệu, bộ giải điều chế tín hiệu và bộ dao động. Đặc tính cơ bản của một diode là nó có xu hướng điều khiển dòng điện chỉ theo một hướng.

Như đã chia sẻ đến các bạn, hiện nay đi ốt được chia thành khá nhiều loại với đa dạng chức năng cũng như nguyên lí hoạt động khác nhau.

Đi ốt thường

Loại đi ốt này làm cho dòng điện chỉ chạy theo một chiều từ phía P sang N, các đi ốt nắn ròng thường được sử dụng như các bộ chỉnh lưu cho máy phát điện xoay chiều.

Cấu tạo: Cần có một điện áp tối thiểu để dòng điện chạy từ P sang N. Một số yêu cầu của đi ốt có thể ví dụ như: với đi ốt silic (A) thì khoảng 0.3V, với đi ốt germani (B) khoảng 0.7V

Dòng điện không chạy nếu một điện áp được đặt vào chiều ngược lại từ N sang P. Mặc dù một dòng điện cực nhỏ chạy thực tế (dòng điện rò ngược chiều) nó được xử lí như không chạy vì nó không tác động đến hoạt động của mạch thực. Nếu điện áp rò ngược chiều này được tăng lên, cường độ dòng điện cho phép đi qua bởi đi ốt sẽ tăng đột ngột gây ra hiện tượng đánh thủng đi ốt. Điện áp này được gọi là điện áp Breakdown hay điện áp đánh thủng khi một lượng lớn điện áp đủ âm được cấp cho diode, nó sẽ cho phép dòng điện đi theo hướng ngược lại

Đi ốt Zener

Đi ốt này cho dòng điện chạy qua theo chiều thuận, cùng chiều với một đi ốt thường, nó cũng cho phép dòng điện chạy theo chiều ngược lại trong một số trường hợp. Đi ốt này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tiêu biểu nhất là bộ điều chỉnh áp cho một máy phát điện xoay chiều. Điện áp ra được điều chỉnh thường xuyên bằng cách gắn đi ốt Zener vào một mạch điện.

Dòng điện chạy theo chiều thuận từ P sang N qua Zener cùng chiều với đi ốt thường. Dòng điện chạy theo chiều ngược lại vượt quá điện áp được xác định trước qua một Zener được gọi là điện áp Zener, nó giữ nguyên không thay đổi trong thực tế, bất kể cường độ dòng điện. Một đi ốt Zener có thể ấn định các điện áp Zener khác nhau.

Đi ốt phát sáng (LED)

LED cũng là đi ốt P-N giống đi ốt thường, phát sáng khi dòng điện đi qua theo một chiều thuận. Màu ánh sáng có thể khác nhau: đỏ, vàng, xanh, lục,… Hiện nay chúng được dùng chủ yếu trong các loại đèn phanh, đèn báo,…

Các LED có một số đặc điểm tiêu biểu: phát nhiệt ít hơn, tuổi thọ dài hơn đèn thường, ánh sáng chói với mức tiêu thụ điện thấp, phán ứng nhanh với điện áp thấp.

Đi ốt quang

Hiện nay được dùng trong các cảm biến ánh sáng mặt trời cho máy điều hòa không khí,…

Đi ốt quang là đi ốt nối P-N gồm một chất bán dẫn và một thấu kính. Nếu đặt một điện áp ngược chiều vào đi ốt quang được chiếu sáng thì một dòng điện ngược chiều sẽ chạy qua. Cường độ dòng điện thay đổi tỉ lệ thuận với lượng ánh sáng rơi trên đi ốt. Đi ốt quang có thể xác định được ánh sáng bằng cách phát hiện cường độ của dòng điện ngược chiều khi đặt điện áp ngược.

Xem thêm:

Trên đây là một số tìm hiểu chi tiết về những loại đi ốt mà chúng ta hay gặp. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm cho mình những kiến thức thú vị và hữu ích. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn nhớ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1416 khách và không thành viên đang online