Ngày nay khi các công cụ IoT ngày một phát triển đa dạng, giữa chúng cần có các giao thức để có thể kết hợp được với nhau. Ta có thể kể đến một vài giao thức IoT cơ bản như: MQTT, CoAP, AMQP, XMPP, DDS,... Hôm trước BKAII đã cùng các bạn tìm hiểu về MQTT, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về CoAP nhé!

CoAP là một giao thức truyền tải tài liệu theo mô hình client/server dự trên internet tương tự như giao thức HTTP nhưng được thiết kế cho các thiết bị ràng buộc. Giao thức này hỗ trợ một giao thức one-to-one để chuyển đổi trạng thái thông tin giữa client và server.

Các gói CoAP nhỏ hơn nhiều so với dòng HTTP TCP. Các trường bit và ánh từ chuỗi các số nguyên được sử dụng rộng rãi để tiết kiệm không gian. Các gói rất đơn giản có thể được tạo ra và phân tích tại chỗ mà không tốn thêm RAM trong các thiết bị bị hạn chế.

CoAP sử dụng UDP (User Datagram Protocol), không hỗ trợ TCP, ngoài ra còn hỗ trợ địa chỉ broadcast và multicast, truyền thông CoAP thông qua các datagram phi kết nối (connectionless) có thể được sử dụng trên các giao thức truyền thông dựa trên các gói.

UDP có thể dễ dàng triển khai trên các vi điều khiển hơn TCP nhưng các công cụ bảo mật như SSL/TSL không có sẵn, tuy nhiên ta có thể sử dụng Datagram Transport Layer Security (DTLS) để thay thế.

CoAP theo mô hình client/server. Client gửi yêu cầu đến máy chủ, sau đó máy chủ gửi lại phản hồi. Client có thể GET, PUT, POST và DELETE các tài nguyên.

CoAP có tính linh động và hỗ trợ đàm phán nội dung. Điều này cho phép client và máy chủ có thể nâng cấp, thêm mới một cách độc lập mà ko ảnh hưởng gì đến phía còn lại.

CoAP đưa ra các yêu cầu quan sát tài nguyên. Cả hai bên đều có thể tác động hoặc xóa các yêu cầu quan sát. Khi cờ quan sát được thiết lập, máy chủ vẫn có thể tiếp tục hồi đáp sau khi các dữ liệu đã truyền đi.

Với CoAP, máy chủ cung cấp một hệ thống các tài nguyên cho phép client khám phá tài nguyên và các loại phương tiện truyền thông.

Trong CoAP một nút cảm biến thường là một máy chủ. Chúng có khả năng nhận các gói tin gửi đến để hoạt động đúng đằng sau NAT, thiết bị đầu tiên phải gửi yêu cầu đến máy chủ, như được thực hiện trong LWM2M, cho phép các router liên kết chúng lại.

So sánh:

MQTT và CoAP đều là những giao thức IoT hữu ích, tuy vậy chúng cũng có những ưu nhược điểm riêng.

Xem thêm:

Hi vọng với một vài thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về CoAP, có thắc mắc gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 411 khách và không thành viên đang online