Ngày nay, khi công nghệ hiện đại phát triển các thiết bị hiện đại cũng được sản xuất hàng loạt. Để những thiết bị này có thể giao tiếp được dễ dàng với nhau cần phải có những giao thức truyền thông. Trên thực tế, có rất nhiều giao thức truyền thông, hôm nay BKAII sẽ giới thiệu đến các bạn một số thông tin về giao thức BACnet nhé!

BACnet chính là tên viết tắt của Building Automation and Control Network hay còn được hiểu là mạng điều khiển và tự động tòa nhà. Đây là tiêu chuẩn được phát triển bởi ASHRAE Hoa Kỳ. BACnet trở thành tiêu chuẩn ASHRAEANSI 135 vào năm 1995 và sau đó qua nhiều lần nâng cấp và sửa đổi, năm 2003 BACnet trở thành tiêu chuẩn quốc tế ISO-16484-5.

BACnet là một tiêu chuẩn thông tin giao tiếp không độc quyền, có tính mở. Nó được sử dụng rộng rãi ở bất kì hệ thống nào trong các tòa nhà hiện nay, đó có thể là hệ thống chiếu sáng, an toàn sinh mạng, kiểm soát truy cập, vận chuyển và bảo trì. Công nghệ này được thiết kế để sử dụng được trong phạm vi rộng các công nghệ mạng và truyền thông. Nó được xây dựng bao gồm mọi thứ, ngay từ việc phải chọn kiểu cáp nào cho đến việc khởi gán lệnh hoặc yêu cầu thông tin đặc thù ra sao.

Các quy tắc của nó được thiết kế đặc thù cho các thiết bị điều khiển và tự động hóa tòa nhà, bao gồm các tác vụ như đọc nhiệt độ yêu cầu ra sao, gửi trạng thái báo động và thiết lập quạt như thế nào,...

Giao thức BACnet dùng các dịch vụ để kết nối các thiết bị trong tòa nhà. Các dịch vụ bao gồm Tôi là ai (Who-Is), Tôi là (I-Am), Ai có (Who-Has), Tôi có ( I-Have), dùng cho phát hiện thiết bị và đối tượng. Dịch vụ Thuộc tính đọc (Read-Property ) và Thuộc tính ghi (Write-Property) dùng để chia sẻ dữ liệu.

Các đối tượng (objects) BACnet định nghĩa như: Analog Input, Analog Output, Analog Value, Binary Input, Binary Output, Binary Value, Multi-State Input, Multi-State Output, Calendar, Event-Enrollment, File, Notification-Class, Group, Loop, Program, Schedule, Command, và Device.

Giao thức BACnet cũng định nghĩa một số liên kết dữ liệu/ lớp vật lý, bao gồm cả ARCNET, Ethernet, BACnet/ IP, Point to point qua RS232, Master Slave, Token Passing qua RS485 và LonTalk. BACnet IP dùng giao thức UDP để truyền tải dữ liệu, lên tới 1476 bytes/frame, tốc độ truyền 10/100 Mbits full duplex, không giới hạn số node trong mạng. BACnet MSTP dùng giao thức Master/Slave Token Passing truyền tải dữ liệu, lên tới 480 bytes/frame, tốc độ truyền thông 9600 bit/s (19200 bit/s, 38400 bit/s, 76800 bit/s) tùy vào chủng loại cable sử dụng, số node tối đa trên cùng một mạng là 127 devices master

Với BACnet, objects là một tập hợp các thuộc tính (properties), mỗi thuộc tính đại diện cho một số bit thông tin. Không chỉ là các thuộc tính mang tiêu chuẩn, objects có thể bao gồm các thuộc tính của nhà sản xuất miễn là chúng thi hành chức năng tuân theo tiêu chuẩn. BACnet cũng định nghĩa các trạng thái có thể xảy ra cho mỗi thuộc tính của một object. Điều làm cho giải pháp hướng đối tượng hoạt động đó là mọi object và thuộc tính được định nghĩa bởi hệ thống thì có thể truy cập được một cách chính xác theo cùng một cách thức. Quá trình đọc và ghi một thuộc tính BACnet gọi là service. Services là những phương thức được sử dụng bởi bất kỳ thiết bị BACnet nào khi nó giao tiếp với một thiết bị BACnet khác, bao gồm việc nhận, truyền tải thông tin hoặc xử lý một hành động.

Mỗi giao thức lại có những ưu điểm riêng của mình nên việc lựa chọn các giao thức phù hợp dựa trên những nhu cầu về trang thiết bị và khả năng hỗ trợ giao thức của chúng.

Trên đây là một số chia sẻ về giao thức BACnet, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu thêm về giao thức này ở những bài viết tiếp theo. Cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 562 khách và không thành viên đang online