Cảm biến nhiệt độ phổ biến trên thị trường có hai loại là RTD và Thermocouple . Trong đó RTD bao gồm khá nhiều loại như: Pt100, Pt500, Pt1000, Ni100, Ni500,… Hôm nay BKAII sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức về tín hiệu RTD nhé.
- PM6RTD: Module đầu vào hỗ trợ 6 kênh RTD, cổng truyền thông RS485 và giao thức Modbus RTU
- Các bộ chuyển đổi RTD sang Modbus RTU - RS485 thông dụng
- Các bộ chuyển đổi RTD sang Modbus TCP/IP thông dụng
Tín hiệu RTD là gì?
RTD là thuật ngữ viết tắt của từ Resistance Temperature Detectors là một loại cảm biến nhiệt độ dùng để đo nhiệt. RTD có thiết kế là một thanh kim loại hay dây kim loại mà điện trở của nó phụ thuộc theo sự thay đổi của nhiệt độ.
RTD cũng được gọi là điện trở nhiệt bao gồm các loại : Pt100, Pt500, Pt1000, Ni100, Ni500. Trong đó 2 loại chính thường dùng trong công nghiệp đo là loại Pt100 và Ni100.
Cảm biến nhiệt độ PT100
- Pt là thuật ngữ viết tắt của từ Platinum còn có cái tên gọi là bạch kim là loại kim loại quý hiếm.
- Cảm biến nhiệt độ Pt100 hay còn gọi là nhiệt điện trở kim loại (RTD), được cấu tạo từ kim loại Platinum được quấn tùy theo hình dáng của đầu dò nhiệt có giá trị điện trở khi ở 0ºC là 100 Ohm. Đây là loại cảm biến thụ động nên khi sử dụng cần phải cấp một nguồn ngoài ổn định. Giá trị điện trở thay đổi tỉ lệ thuận với sự thay đổi nhiệt độ và được tính theo công thức sau:
R(t)=R0(1+At+Bt^2+C(t-100) t^3)
Trong đó:
A=〖 3.9083x10〗^(-3)
B=〖 -5.775x10〗^(-7)
C= 〖-4.183x10〗^(-12) ( t<0ºC) , C = 0 ( t>0ºC)
R(t) : giá trị điện trở thay đổi.
R0 : giá trị điện trở ban đầu.
t : giá trị nhiệt độ hiện tại.
- Bảng thông số điện trở của Pt100 ứng với nhiệt độ đo:
- Sơ đồ đấu dây cho cảm biến nhiệt độ Pt100:
Ưu, nhược điểm của RTD (PT100).
Ưu điểm:
- Dân kỹ thuật gọi RTD là cảm biến nhiệt độ Pt100 vì cơ bản Pt100 hiện nay là dòng sản phẩm luôn được săn lùng nhiều nhất bởi thang đo của nó rất rộng; sai số trong khi đo rất thấp mà giá thành lại rẻ hơn các cặp nhiệt điện rất nhiều.
- Pt100 được thiết kế rất đa dạng về chiều dài, loại dây, loại cây nên rất linh hoạt trong việc lắp đặt trong nhà máy.
Nhược điểm:
- Nó chỉ có nhược điểm duy nhất là với những ứng dụng cần đo nhiệt độ trên 850ºC thì Pt100 không thể đo được.
Ứng dụng.
- Dùng để đo nhiệt độ ở các khu vực có nhiệt độ cao trong nhà máy để đảm bảo quy trình vận hành của nhà máy được ổn định hơn mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
- Tùy vào nhiệt độ khu vực đo mà ta nên chọn các loại RTD sao cho hợp lý về giá và công suất hoạt động của sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.
- Hiện nay, để thu thập và truyền dữ liệu từ các loại RTD đi xa, thường sử dụng bộ chuyển đổi tín hiệu đầu vào là các RTD và đầu ra là tín hiệu số, qua cổng RS485 và giao thức Modbus RTU, về sản phẩm, các bạn có thể tham khảo tại đây!
Xem thêm:
- Cảm biến quang: những tìm hiểu cơ bản nhất
- Ứng dụng thiết thực của các cảm biến hồng ngoại
- Khái niệm, phân loại và vai trò của cảm biến
- Ứng dụng cảm biến IoT trong công nghiệp sản xuất, tiêu dùng
- Máy ảnh và cảm biến – những thiết bị không thể thiếu trong các bãi đỗ xe thông minh.
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho công việc hay việc học tập nghiên cứu của các bạn. Cần thêm thông tin hay những bài viết tương tự các bạn nhớ ghé thăm BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"