Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

BKAII đã có khá nhiều các bài viết về rơ le chia sẻ đến các bạn, tiếp tục chủ đề này hôm nay BKAII cùng các bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết về rơ le trung gian nhé!

Rơ le trung gian (Tiếng Anh là intermediate relays) là thiết bị điện tử có kích thước rất nhỏ, có chức năng chuyển mạch tín hiệu điều khiển và khuếch đại . Chúng được dùng rất nhiều trong các bảng mạch điện. Trong sơ đồ điều khiển, rơ le trung gian luôn được đặt ở vị trí tiếp điểm giữa các thiết bị điều khiển có công suất nhỏ với thiết bị công suất lớn

Rơ le trung gian có vai trò quan trọng trong các bảng mạch điện tử. Nó là trung gian trong việc truyền tải tín hiệu từ khối điều khiển sang khối động lực. Khối điều khiển ở đây là PLC, các bộ vi xử lý. Còn khối động lực là các bộ khởi động từ (contactor), thiết bị đóng ngắt,…

Cấu tạo relay trung gian

Rơ le trung gian có cấu tạo đơn giản, gồm 2 phần chính: 

  • Nam châm điện: bao gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây. Nam châm điện có tác dụng hút thanh tiếp điểm lại khi được cấp nguồn. 
  • Phần mạch tiếp điểm: gồm tiếp điểm nghịch để đóng – cắt tín hiệu các thiết bị tải dòng nhỏ. Được cách ly với cuộn hút. 

Nguyên lý hoạt động của rơ le trung gian

Khi cấp nguồn, cuộn hút trở thành nam châm điện. Từ trường bên trong cuộn tác động lên đòn bẩy làm đóng mở các điểm điện. 

Rơ le trung gian có 2 mạch hoạt động độc lập: một mạch điều khiển cuộn dây để cho phép dòng điện chạy qua hay không dựa vào trạng thái ON hoặc OFF. Mạch còn lại điều khiển dòng điện cần kiểm soát có qua relay hay không. 

Ký hiệu của rơ le trung gian trong mạch điện

Trong các mạch điện, rơ le trung gian thường có 1 hoặc nhiều tiếp điểm và được quy ước riêng theo từng loại, cụ thể như sau:

  • SPDT (Single Pole Double Throw) là loại rơ le có 1 cực và 2 tiếp điểm.
  • SPST (Single Pole Single Throw) là loại rơ le có 1 tiếp điểm và 1 cực
  • DPST (Double Pole Single Throw) loại rơ le có 2 cặp tiếp điểm.
  • DPDT (Double pole double throw) là loại rơ le có 2 cặp tiếp điểm.

Các loại rơ le trung gian

Rơ le trung gian là thiết bị điện rất phổ biến trên thị trường, chúng có nhiều cách để phân loại:

Phân loại theo điện áp:

  • Rơ le trung gian 12vdc
  • Rơ le trung gian 24vdc
  • Rơ le trung gian 220v
  • Rơ le trung gian 48vdc
  • Rơ le trung gian 380v

Theo số chân:

  • Rơ le trung gian 14 chân
  • Rơ le trung gian 5 chân
  • Rơ le trung gian 8 chân
  • Rơ le trung gian 11 chân…

Công dụng của rơ le trung gian

Như đã biết, công dụng chính của rơ le trung gian là trung gian để chuyển tiếp mạch điện trong các hệ thống điều khiển của các thiết bị công nghiệp hay thiết bị gia dụng hiện đại. Đối với các dòng điều khiển khác nhau, công dụng của rơ le cũng sẽ khác nhau bao gồm:

  • Rơle trung gian được sử dụng để điều khiển cửa cuốn điện hay một số thiết bị gia dụng nhỏ giúp tiết kiệm không gian, đồng thời làm cho phần điều khiển của thiết bị điện trở nên tương đối tinh tế hơn.
  • Trong hệ thống điều khiển mạch điện, thiết bị này còn giúp làm tăng số lượng tiếp điểm vào mạch vừa không làm thay đổi hình thức điều khiển mà còn tạo điều kiện cho việc bảo trì.
  • Rơle trung gian được đưa vào sử dụng trong mạch điều khiển nhằm mục đích mở rộng công suất điều khiển và để điều khiển các phụ tải khác.
  • Rơle được sử dụng để điều khiển các linh kiện tương ứng đồng thời linh hoạt thay đổi từng loại tiếp điểm để việc điều khiển diễn ra thuận lợi hơn.
  • Việc đóng mở một số linh kiện điện cơ bản trong một số mạch điều khiển thường sử dụng loại rơ le này thông qua cách điều khiển các tiếp điểm.
  • Việc sử dụng thêm một rơle trung gian bên trong các dây chuyền điều khiển công nghiệp hay điều khiển máy tính có thể loại bỏ nhiễu rất hiệu quả.
  • Rơ le trung gian thường được tích hợp trong các bảng mạch điều khiển điện tử dân dụng cũng như trong công nghiệp nhờ thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt, dễ thay thế.
  • Rơle trung gian giúp bảo vệ, kéo dài tuổi thọ của các thiết bị công nghiệp.
  • Rơ le được dùng để chia tín hiệu điện đến các bộ phận trong hệ thống sơ đồ mạch điện điều khiển đồng thời đảm nhiệm chức năng truyền tín hiệu khi rơ le chính không đảm bảo khả năng đóng, ngắt hoạt động tốt.
  • Loại rơ le này còn được dùng cho việc truyền tín hiệu hay dòng điện có giá trị từ vài Ampe trở xuống. Đối với dòng lớn hơn thường sử dụng contactor có tích hợp buồng dập hồ quang.

Như vậy BKAII đã cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về rơ le trung gian. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ BKAII nhé!

Xem thêm:

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 456 khách và không thành viên đang online