Đối với các hệ thống trong ngành công nghiệp, việc sử dụng cọc tiếp địa là không thể thiếu để đảm bảo tính an toàn. Việt Nam có khí hậu thất thường mưa bão, sấm sét rất nguy hiểm nên những hệ thống chỗng sét hay đơn giản nhất là cọc tiếp địa là những yêu cầu bắt buộc. Bài viết này BKAII cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm, phân loại, tiêu chuẩn và ứng dụng của cọc tiếp địa nhé!
Cọc tiếp địa hay có tên gọi khác là cọc nối đất, thanh tiếp địa. Đây là thanh kim loại vót nhọn có một đầu để cắm sâu xuống đất, đầu còn lại làm bằng để đóng búa tạ. Phần đầu cọc có ren, để kết nối dễ dàng.
Cọc tiếp địa được thi công đầu tiên, được xem là nền móng của hệ thống chống sét. Nếu như không được quan tâm đúng mức, hệ thống tiếp địa gây phản tác dụng vì không thể triệt tiêu sét xuống lòng đất, gây ảnh hưởng đến an toàn của dân cư xung quanh.
Phân loại
Theo chất liệu có chia thành 3 loại khác nhau:
- Cọc được làm bằng đồng nguyên chất: chứa 95 – 99% hàm lượng đồng, đây là loại cọc tốt nhất hiện nay.
- Cọc được làm bằng thép mạ kẽm: Thép được bọc kẽm nóng hoặc kẽm điện phân.
- Cọc được làm bằng thép mạ đồng: Lõi đường làm từ thép, lớp đồng mỏng phủ phía ngoài nhằm tăng khả năng truyền dẫn sét.
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa được quy định tại TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất, thiết bị cho các công trình công nghiệp
Yêu cầu chung.
Cọc tiếp địa loại thanh kim loại tròn phải có đường kính quy định bởi thiết kế, không được nhỏ hơn 16 mm nếu là điện cực thép và 12mm nếu là điện cực kim loại không phải thép hoặc là điện cực có lớp kim loại bọc ngoài không phải sắt hoặc thép. Không được dùng thanh thép gai hoặc thanh cốt thép làm điện cực đất dạng cọc nhọn;
Cọc tiếp địa thép góc phải có chiều dày không nhỏ hơn 4mm, thiết bị này phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn.
Cọc tiếp địa loại ống kim loại phải có đường kính trong tối thiểu 19mm, chiều dày ống tối thiểu 2,45mm. Điện cực ống thép phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác và phải là loại ống rắn chắc.
Quy định cần biết khi thi công đóng cọc tiếp địa
Những quy định này được quy định trong phần 5, TCVN 9358:2012.
- Đất phải liền thổ, chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của cọc tiếp địa. Cọc phải được đóng sâu hoàn toàn xuống đươi đất.
- Dây nối giữa các cọc tiếp đất phải có tiết diện bằng hoặc lớn hơn tiết diện của dây nối đất chính.
- Chiều dài cọc tiếp địa 2,5m – 3m. Cho phép hàn nối tăng chiều dài trong trường hợp điện cực đất cần dài hơn 3m.
- Độ sâu lắp đặt điện cực đất từ 0,5m đến 1,2m.
- Khi đóng cọc tiếp địa phải sử dụng chụp đầu cực chuyên dùng. Nếu đất quá cứng, có thể sử dụng khoan mồi có đường kính mũi khoan nhỏ hơn đường kính của cọc tiếp địa.
Ứng dụng của cọc tiếp địa
Cọc tiếp địa của hệ thống chống sét dùng để phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất bảo vệ tính mạng con người và tránh gây hỏng hóc các thiết bị điện trong công trình, cũng như các công trình công cộng khác. Do đó, nó thường được chôn sâu và liên kết với nhau bởi cáp đồng M70 bằng mối hàn nhiệt.
Cọc tiếp địa sẽ được đóng theo 2 cách là: Đóng cọc trực tiếp và khoan giếng thả cọc. Tùy theo yêu cầu, thiết kế công trình mà sử dụng số lượng cọc và đóng cọc sao cho thích hợp nhất. Nhờ đó vừa mang lại hiệu quả đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, nhân công.
Lưu ý, các cọc tiếp địa đều được vật nhọn giúp dễ dàng đóng chúng xuống đất. Phải đóng cọc cách móng ít nhất 1m. Thiết bị này sẽ nối với dây truyền sét từ các kim thu sét xuống. Trong quá trình thi công nếu thấy nền đất quá khô cằn, pha nhiều cát sỏi thì nên kết hợp thêm hóa chất để giảm điện trở.
Trên đây là một vài tìm hiểu của BKAII về cọc tiếp địa. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!
Xem thêm:
- Tụ chống sét là gì? Tìm hiểu về tụ chống sét
- Hệ thống chống sét là gì? Khái niệm, tác dụng, phân loại
- Tìm hiểu chung về hệ thống khí nén: khái niệm, cấu trúc và ưu nhược điểm
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"