Việc cáp mạng lằng nhằng sẽ khiến cho căn phòng sever trở nên khó kiểm soát, không những vậy việc bảo trì sữa chữa trở nên vô cùng khó khăn. Để giải quyết vấn đề trên Patch panel đã ra đời như một giải pháp hữu hiệu. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem Patch panel là gì cũng như phân loại, cách dùng và vai trò nhé!

Patch panel là một bảng cắm, thông qua đó các cáp sẽ kết nối các máy tính trong mạng LAN cho gọn gàng hơn so với việc cắm trực tiếp, đồng thời cũng dễ bảo quản và sửa chữa sự cố. Tất cả các cáp mạng đi âm tường, một đầu nối với Office Box, đầu kia được đấu với patch panel.

Thông thường khi sử dụng mạng, chúng ta thấy rằng các đầu nối RJ45 khi cắm trực tiếp vào switch trong phòng server thường sẽ xảy ra hiện tượng bị oxy hóa làm ảnh hưởng đến tín hiệu mạng, tín hiệu bị lỗi, hệ thống mạng chập chờn không ổn định. Patch panel sẽ giúp dễ dàng kiểm tra, quản lý hệ thống cũng như tín hiệu mạng hơn, đồng thời giúp hệ thống dây được gọn gàng hơn, thẩm mỹ hơn.

Phân loại

Phân loại theo số Port (Số cổng kết nối): 8 cổng, 16 cổng, 24 cổng, 48 cổng, 96 cổng

Trên thị trường chủ yếu sử dụng Patch 24 port và 48 port vì chúng tương thích với hầu hết tủ mạng

Phân loại theo loại cổng kết nối

  • Đầu Cat5, Cat5e
  • Đầu Cat6, Cat6a

Hoạt động của Patch panel

Hoạt động của Patch panel khá đơn giản. Các cable mạng đi âm tường, một đầu được đấu nối với office box, đầu còn lại được đấu nối với Patch panel. Từ Patch panel sẽ có một sợi dây mạng (hay còn gọi là dây nhảy – patch cord) được nối với switch. Quá trình đấu nối trong hệ thống mạng có Patch panel được tiến hành như sau: từ switch của các tầng, cáp mạng được kéo đến mặt sau của Patch panel, sau đó từ mặt phía trước của Patch panel đến switch trong phòng server.

Tại sao nên sử dụng Patch Panel ?

Theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ không sử dụng dây cáp (thường là cáp Cat5e) để bấm đầu RJ45 rồi cắm thẳng vào Switches vì thường đầu RJ45 không thể bấm chuẩn được. Hơn nữa nếu bấm cáp Cat6 thì khả năng thành công thấp.

Theo thời gian đầu RJ45 sẽ bị Oxi hóa, các tín hiệu tới đầu sẽ bị dội tín hiệu và switches tối ngày phản nhận và xử lý những tín hiệu lỗi này và hậu quả là hệ thống mạng càng chậm.

Khi gắn Patch panel các thao tác connect tới switches sẽ rất thuận tiện. Đồng thời hỗ trợ được cho các thiết bị kiểm tra. Sử dụng dây nhảy sẽ làm tối ưu hóa đường truyền và đầu RJ45 được tráng một lớp bảo vệ sự oxy hóa. Một đầu sẽ cắm vào Patch Panel, một đầu cắm vào switch.

Đối với một hệ thống mạng quy mô lớn hay rất lớn, nó cho phép các nhà quản lý và kỹ thuật viên có thể quản lý thiết bị bằng cách dán nhãn đánh dấu lên các cổng. Trong hệ thống này, tất cả các điện thoại hoặc Voice-over-IP(VOIP) được chia ra thành một nhóm, các máy in chia ra thành một nhóm và các máy tính trong cùng một nhóm. Việc chia nhóm các thiết bị sẽ giúp cho việc quản lý cực thuận tiện và dễ dàng .

Một trong những yêu cầu lớn nhất của một hệ thống mạng là khả năng mở rộng quy mô khi cần thiết. Nếu dây dẫn của hệ thống mạng được lắp cố định thì việc cho thêm các thiết bị mới vào hệ thống sẽ dẫn đến sự xáo trộn khá lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý sau này. Với giải pháp sử dụng patch panel, bạn chỉ cần chạy dây dẫn vào đến thiết bị mới này sau đó có thể dễ dàng thêm router hay switch vào hệ thống cho thích hợp.

Trên đây là một vài tìm hiểu về Patch Panel mà BKAII giới thiệu đến các bạn. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất?"

 


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1033 khách và không thành viên đang online