BKAII đã cùng các bạn có những tìm hiểu cơ bản về các loại công tắc điện. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về công tắc xoay với các thông tin về khái niệm, đặc điểm, phân loại và ưu điểm nhé!

Công tắc xoay là loại công tắc điện cơ bản để điều khiển một hay nhiều mạch điện thông qua việc xoay một nút hoặc đĩa. Khi nút được xoay, nó sẽ kết nối hoặc ngắt kết nối các tiếp điểm bên trong công tắc, từ đó mở hoặc đóng mạch điện để điều khiển các thiết bị.

Công tắc xoay thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu nhiều chế độ hoạt động khác nhau, chẳng hạn như điều khiển tốc độ quạt, điều chỉnh âm lượng loa, hoặc chọn các kênh trên các thiết bị điện tử.

Cấu tạo

Công tắc xoay thường dùng trong những tủ điện 3 pha để đóng/ngắt nguồn điện. Do đó thiết bị có những phần cấu tạo chính bao gồm:

  • Các tiếp điểm để công tắc hoạt động: tiếp điểm tĩnh, tiếp điểm động, tiếp điểm phụ để đóng, tiếp điểm dùng để mở.
  • Hệ thống thanh dẫn để dẫn nguồn điện qua các thanh giúp công tắc xoay vận hành đúng công suất đã được cài đặt sẵn
  • Nam châm điện: được xem là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong các công tắc xoay giúp chuyển đổi mạch điện từ 1 chiều thành xoay chiều nhanh chóng khi có dòng điện đi qua
  • Cuộn dây dẫn để quá trình xoay đổi chiều diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn
  • Các lò xo nhả, lò xo tiếp điểm, lò xo giảm chẩn giúp cho khi sử dụng công tắc vận hành trơn tru hơn
  • Buồng dập hồ quang để giảm nhiệt cho công tắc xoay trong quá trình sử dụng
  • Nút vặn, vít đầu nối,..

Nguyên lý hoạt động

Mặc dù mẫu mã, thiết kế khác nhau nhưng chúng đều có nguyên lý hoạt động chung. Theo đó, khi trục chính quay thì các chốt sẽ di chuyển tới những vị trí khác nhau và tiếp xúc đến những đầu nối điện phù hợp. Khi đó, mạch kết nối được kích hoạt để làm thay đổi trạng thái từ bật sang tắt hoặc ngược lại. Mạch này sẽ đi qua 1 bộ phần hình tròn gọi là wafer. Tùy theo mỗi nơi khác nhau mà mạch sẽ có được kết nối tương ứng.

Đa số thiết kế công tắc này đều sẽ có bánh xe dạng hình sao hay hình có khía. Rất hiếm công tắc có bề mặt nhẵn. Đặc điểm này sẽ giúp công tắc không dừng lại ở vị trí trung gian giữa những điểm tiếp xúc. Chính vì mục đích này mà các thiết kế của công tắc đều có thêm lò xo để làm chốt giữ.

Các đầu cuối sẽ được đặt ở xung quanh vị trí trục với những khoảng cố định. Khoảng cách này thường ở các mức 30°, 45°, 60° và 90°. Góc này sẽ xác định số lượng những vị trí chuyển đổi có sẵn của công tắc. Số lượng góc nhiều hay ít người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn.

Các loại công tắc xoay

Dưới đây là một số loại công tắc xoay phổ biến:

  • Công tắc xoay đơn vị trí (SPST – Single Pole Single Throw): Loại công tắc xoay này có một tiếp điểm và chỉ điều khiển một mạch điện, khi quay nút, bạn có thể mở hoặc đóng mạch điện.
  • Công tắc xoay đôi vị trí (DPST – Double Pole Single Throw): Loại này có hai tiếp điểm và điều khiển hai mạch điện độc lập. Khi quay nút, cả hai mạch sẽ được mở hoặc đóng cùng lúc.
  • Công tắc xoay đơn chuyển (SPDT – Single Pole Double Throw): Loại này có hai tiếp điểm và chỉ điều khiển một mạch điện. Tuy nhiên, khi quay nút, bạn có thể chuyển mạch điện từ một tiếp điểm này sang tiếp điểm kia.
  • Công tắc xoay đôi chuyển (DPDT – Double Pole Double Throw): Loại này có bốn tiếp điểm và điều khiển hai mạch điện độc lập. Khi quay nút, bạn có thể chuyển đổi cả hai mạch điện giữa hai tiếp điểm tương ứng.
  • Công tắc xoay nhiều vị trí: Loại công tắc xoay này có nhiều vị trí cố định, cho phép người dùng chọn giữa nhiều chế độ hoạt động khác nhau. Chẳng hạn, bạn có thể gặp công tắc xoay 3 vị trí, 4 vị trí hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể.
  • Công tắc xoay vòng biến (Rotary Encoder): Loại này không có vị trí cố định và thường sử dụng trong các ứng dụng điện tử như điều chỉnh âm lượng, điều khiển tín hiệu kỹ thuật số, hoặc nhập liệu.

Ưu và nhược điểm của công tắc xoay 

Ưu điểm

  • Chuyển động của công tắc theo hình tròn và có thể dừng hay ngắt ở nhiều vị trí.
  • Có thể dùng 1 vị trí công tắc cho nhiều tiếp điểm khác nhau.
  • Vòng quay ở bộ truyền động công tắc có khả năng tắt hay bật mạch tùy vào vị trí khác nhau. Đồng thời, nó cũng cho phép nhiều vị trí truyền động. Đây là ưu điểm rất nổi bật mà các công tắc thông thường không làm được.
  • Sản phẩm được sản xuất với độ kín cao, giúp bảo vệ công tắc được an toàn, ổn định trong nhiều môi trường khắc nghiệt.
  • Công tắc được sản xuất đạt các tiêu chuẩn chất lượng nên không chỉ có hiệu quả sử dụng cao mà còn rất thân thiện với môi trường.
  • Thiết bị có độ bền sử dụng dài lâu mang đến hiệu quả làm việc ổn định và tiết kiệm chi phí thay mới, bảo trì đáng kể.
  • Kích thước nhỏ gọn, kiểu dáng đơn giản nhưng rất thẩm mỹ của công tắc giúp nó không chiếm dụng diện tích và cũng không gây khó khăn cho người dùng khi sử dụng.

Nhược điểm

  • Các tác vụ chuyển mạch của công tắc xoay khá phức tạp cần được tiến hành bởi những thiết bị kỹ thuật số.
  • Nó có thể khiến máy tính dễ gặp phải sự cố hư hại hoặc không có được bảo mật cao như mong muốn.
  • Giá thành cao khiến chi phí đầu tư dòng công tắc này nhiều hơn so với các loại công tắc khác.
  • Có nhiều vấn đề phát sinh nếu ứng dụng trong lĩnh vực truyền hình hay phát thanh.
  • Các thành phần cơ học rất dễ bị hao mòn theo thời gian.
  • Cần phải có sự tác động vật lý mới điều khiển được công tắc.

Như vậy BKAII đã cùng các bạn có những tìm hiểu cơ bản về công tắc xoay. Hy vọng bài viết mang lại những kiến thức thú vị cho các bạn. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ BKAII nhé!

Xem thêm:

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1746 khách và không thành viên đang online