Cảm biến hiện nay là một thiết bị được sử dụng rộng rãi đáp ứng nhiều mục đích trong các ngành sản xuất công nghiệp và ngay cả trong đời sống. BKAII đã cùng các bạn tìm hiểu về một số loại cảm biển ở những bài viết trước, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về cảm biến radar nhé!

Cảm biến radar (hay còn gọi là cảm biến vi sóng) là cảm biến hoạt động dựa trên hiệu ứng doppler, tần số 5.8 Ghz dưới 10m sẽ nhận tín hiệu khi người chuyển động qua và sẽ cho tín hiệu phản hồi lại. Cảm biến radar sử dụng tần số sóng mang rất cao, điều này cho phép tạo ra một chùm tia rất hẹp. Vì thế chúng có thể phát hiện ngay cả các vật thể nhỏ, không có sự can thiệp từ các vật thể lân cận trong khoảng cách lớn, đem lại kết quả đo cực kỳ chính xác.

Cấu tạo, nguyên lý vận hành cảm biến Radar

Sản phẩm hoạt động theo nguyên lý phát sóng radar ở tần số sóng micro wave. Chúng giúp thu và phát sóng đi cũng như thu sóng phản xạ để phát hiện ra đối tượng.

Khi thiết bị được cấp nguồn điện, cảm biến sẽ hoạt động. Chúng phát ra các chùm sóng theo phương thẳng đứng và chạm vào đối tượng. Chùm sóng phản xạ hắt ngược trở lại về đầu cảm biến. Thông qua bộ phận cảm thụ, chúng hình thành tín hiệu gửi đến bộ phân tích xử lý và tính toán khoảng cách cần tìm. Sản phẩm đặc biệt được ứng dụng trong ngành đo mức.

Phân loại

Hiện nay có một số loại cảm biển radar có thể kể đến như:

Cảm biến radar phát hiện vật cản: Cảm biến radar phát hiện vật cản giống như một cảm biến tiệm cận. Phạm vi sử dụng ở các dải băng, các dây truyền tự động hoá

Cảm biến radar đo khoảng cách: Sử dụng để đo khoảng cách là một trong những phương pháp đo chính xác. Khả năng chống bụi và không bị ảnh hưởng bởi bụi hay điều kiện thời tiết bên ngoài nên cảm biến radar được dùng trong các ngành công nghiệp nặng

Cảm biến radar đo tốc độ phương tiện: Cảm biến này còn được gọi là súng bắn tốc độ. Ưu điểm của cảm biến là phản hồi với tốc độ nhanh, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố không khí, gió, bụi…

Cảm biến đo mức radar: Cảm biến này được coi là một phát minh lớn trong ngành đo mức. Bởi khả năng phát hiện đối tượng với tốc độ nhanh hơn cả sóng siêu thanh. Kết quả đo cho ra với độ chính xác cao

Ưu nhược điểm cảm biến Radar

Ưu điểm cảm biến Radar

  • Không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của môi trường.
  • Không bị ảnh hưởng bởi vật cản.
  • Tầm suất hoạt động rộng (hoạt động tốt trong khoảng 6-8m).
  • Không giới hạn góc quét.

Nhược điểm cảm biến Radar

  • Còn khá ít người biết đến cảm biến Radar.
  • Có điểm chết không thể đo được là điểm cận trên và cận dưới.
  • Giá thành khá cao so với cảm biến siêu âm.

Ứng dụng của cảm biến Radar

Ứng dụng chính của sản phẩm dùng để đo đạc và phát hiện vật thể trong nhà máy. Chúng sử dụng cho hầu hết các đối tượng khác nhau từ chất lỏng, chất rắn, chất bột… Trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến tính ứng dụng của cảm biến radar đo mức trong công nghiệp là chính.

Cảm biến đo mức tiếp xúc: Sản phẩm hoạt động tương tự với cảm biến đo mức điện dung, chúng phát sóng trên dây kim loại. Thiết bị dùng để phát hiện mức khác biệt của bề mặt dung dịch thông qua việc nhận tín hiệu và xử lý của bộ điều khiển.

Cảm biến radar để đo khối lượng chất rắn không tiếp xúc: từ mịn đến thô, từ bụi bẩn đến bụi ngay cả trong môi trường bụi bặm. Cảm biến radar ghi điểm lớn với phạm vi đo rộng và độ chính xác trong các ứng dụng lớn hoặc nhỏ: trong hầm, container, silo. Ngay cả cài đặt nội bộ không có ảnh hưởng đến kết quả đo.

Cảm biến radar không tiếp xúc là lý tưởng để sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như vật liệu xây dựng, đá, cốt liệu và xi măng. Cũng như để sử dụng trong ngành hóa chất, trong quản lý nước thải và tái chế.

Trên đây là những tìm hiểu của BKAII về những thông tin cơ bản của cảm biến radar. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ BKAII nhé!

Xem thêm:

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 513 khách và không thành viên đang online