Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Bên cạnh các giao thức được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như Modbus, Ethernet IP, Profibus, Profinet....hay giao thức Bacnet được sử dụng trong các hệ thống quản lý tòa nhà BMS,  giao thức DALI trong lĩnh vực chiếu sáng, hôm nay BKAII xin được giới thiệu tới các bạn một chuẩn giao thức chuyên dụng trong lĩnh vực đồng hồ đo đếm là M-Bus Protocol.

m-bus-giao-thuc-protocol-bkaii.png

Vậy, giao thức M-Bus là gì?

M-Bus là viết tắt của Meter-Bus, đây là một tiêu chuẩn Châu Âu EN 13757 được dùng cho các loại đồng hồ đo mức tiêu thụ - đặc biệt là đồng hồ đo nước, đo điện, đo khí đốt, đo nhiệt... Vậy tại sao lại cần M-Bus? Với sự phát triển của công nghệ, để việc đo lường trở lên thông minh hơn, nhu cầu tích hợp các thiết bị đo vào hệ thống giám sát một cách dễ dàng và đơn giản là yêu cầu bắt buộc. Do đó công nghệ M-Bus ra đời được coil à tiêu chuẩn phổ biến nhất trong lĩnh vực đo lường và được sử dụng rộng rãi không chỉ ở Châu Âu mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt, M-Bus đều hỗ trợ trong các giải pháp truyền thông không dây hoặc có dây. 

Mạng M-Bus không dây 

m-bus-protocol-giao-thuc-khong-day-bkaii.png

Mạng M-Bus không dây mang lại cho người dùng một sự linh hoạt cần thiết: dễ dàng trong việc mở rộng và nâng cấp hệ hống. Việc thêm bớt thiết bị trong mạng M-Bus không dây cực kỳ đơn giản và dễ dàng. Mạng M-Bus không dây thường được sử dụng trong các mô hình mạng dạng sao. Do độ phức tạp thấp nên mức tiêu thụ năng lượng của các nút cuối thấp. Điều này cho phép sử dụng thời gian chạy pin ở mức tối đa. Có lẽ sự khác biệt đáng kể nhất giữa M-Bus không dây và có dây là phương thức truyền dẫn. Trong khi với M-Bus không dây, đồng hồ đo gửi dữ liệu theo các khoảng thời gian xác định trước mà không được yêu cầu, mạng M-Bus đi dây thì theo mô hình Master - Slave cổ điển ( khá giống chuẩn Modbus). Ở đây, đồng hồ chỉ truyền dữ liệu khi được Master gửi xuống yêu cầu. Do đó, đồng hồ đo trong mạng Wired M-Bus liên tục ở chế độ RX và luôn sẵn sàng ở trạng thái lắng nghe để nhận dữ liệu dẫn tới tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và sẽ rút ngắn tuổi thọ của pin.

 

Mạng WIRED M-BUS

M-bus-protocol-giao-thuc-bkaii-2.png

Mạng M-Bus có dây có hình thức giống mạng Modbus RTU thông dụng mà chúng ta đã biết. Mạng M-Bus có dây giúp truyền tải dữ liệu với số lượng lớn thiết bị trong mạng mà không bị nhiễu qua cáp. Truyền thông M-Bus có dây được khuyến nghị cho những ứng dụng mà cơ sở hạ tầng đã có sẵn hoặc hiệu quả về mặt chi phí. Sau khi thiết lập đi vào vận hành, mạng M-Bus có dây có chi phí bảo trì thấp và cho phép đọc - thu thập dữ liệu đồng hồ rất nhanh. Trong các mô hình kết nối của mạng M-Bus có dây, thì mô hình đường truyền hai dây là phù hợp nhất. Mạng M-Bus bao gồm một thiết bị chính ( Master ) và các thiết bị phuh (Slave) - là các đồng hồ đo ở các điểm tại hiện trường. Các đồng hồ được kết nối song song vào hai dây của cáp kết nối. Mọi hoạt động giao tiếp trong mạng M-Bus sẽ được phân bổ và điều khiển bởi thiết bị Master. 

 

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 318 khách và không thành viên đang online