Có thể nói siêu máy tính là một trong những minh chứng thể hiện cuộc chạy đua công nghệ giữa các quốc gia. Siêu máy tính với máy tính khác nhau như thế nào? Vì sao siêu máy tính lại xuất hiện? Có rất nhiều những câu hỏi xoay quanh chủ đề này. Hôm nay với bài viết này BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về siêu máy tính nhé!

Siêu máy tính là một loại máy tính có sức mạnh vượt trội hơn rất nhiều so với các máy tính cá nhân ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Siêu máy tính là một thiết bị vượt trội trong khả năng và tốc độ xử lý ; siêu máy tính hiện nay có tốc độ xử lý hàng nghìn teraflop (một teraflop tương đương với hiệu suất một nghìn tỷ phép tính/giây) hay bằng tổng hiệu suất của 6.000 chiếc máy tính hiện đại nhất hiện nay gộp lại (một máy có tốc độ khoảng từ 3-3,8 gigaflop).

Có thể coi siêu máy tính là một Superman trong thế giới máy tính. Siêu máy tính không bao giờ được dùng để soạn văn bản hay chơi game mà được sử dụng để nghiên cứu khoa học, xử lý các tính toán phức tạp.

Phân loại

Có thể chia siêu máy tính thành 2 loại cơ bản

Loại thứ nhất là sử dụng một lượng lớn CPU đặt gần nhau, và người ta gọi đây là computer cluster và đây là kiểu điện toán tập trung. Những CPU này thường nằm trong nhiều máy tính giống nhau, lân cận nhau (gọi là các node, node card hay computer node) và chúng được kết nối nhằm tạo ra một hệ thống lớn hơn, hoàn chỉnh hơn. Người ta xem cả hệ thống như một siêu máy tính duy nhất. Đây loại cũng đang chiếm hơn 80% siêu máy tính trên toàn cầu.

Ngoài ra loại siêu máy tính thứ hai sử dụng nhiều máy tính nhỏ nằm xa nhau về mặt địa lý. Người ta sẽ kết nối chúng thành một mạng lưới, khi đó công việc sẽ được chia ra cho tất cả những chiếc máy này xử lý. Có một máy chính (Control Node) nằm ở giữa làm nhiệm vụ điều khiển và phân bổ tác vụ cho các máy con.

Ứng dụng

Siêu máy tính được ứng dụng vào hầu hết lĩnh vực như mô phỏng các vụ thử tên lửa hạt nhân, dự báo thời tiết, nghiên cứu khí hậu, kiểm tra sức mạnh mã hóa của máy tính... 

Siêu máy tính là xương sống của ngành khoa học tính toán, chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: chạy mô phỏng cho các dự án kỹ thuật lớn và các tính toán lý thuyết trong lĩnh vực vật lý; thực hiện mô phỏng quá trình chuyển hoá protein, ứng dụng trong nghiên cứu bệnh ung thư trong lĩnh vực y tế; theo dõi thị trường chứng khoán, nhằm giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đem lại nhiều lợi ích nhất trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng…

Thập niên 70, siêu máy tính được sử dụng để phân tích các dữ liệu nhằm đưa ra những dự đoán về thời tiết trong khoảng thời gian sắp tới và nghiên cứu khí động lực học, giúp chế tạo ô tô, máy bay, tên lửa vũ trụ và cả tên lửa chiến đấu.

Thập niên 80 người ta sử dụng siêu máy tính để tìm xác suất, và để làm mô hình giả lập chống phóng xạ.

Thập niên 90 siêu máy tính được sử dụng để phá mật mã bằng hình thức brute force, tức là liên tục thử và loại để tìm ra đáp án đúng.

Những năm 2000, người ta sử dụng siêu máy tính để lập nên mô hình 3D giả lập của một vụ thử nghiệm bom hạt nhân nhằm tính toán được thiệt hại của nó.

Ngày nay, siêu máy tính được con người sử dụng để thực hiện những công việc giúp họ đẩy nhanh được hàng chục năm nghiên cứu như làm mô hình giả lập môi trường lượng tử, quan sát Vũ trụ, tìm ra những phương thuốc chữa trị bệnh mới.

Và một khía cạnh khác của công nghệ, sức mạnh tính toán và phân tích dữ liệu vô song của siêu máy tính đang giúp trí tuệ nhân tạo ngày càng thông minh hơn.

Xem thêm:

Trên đây là một vài những tìm hiểu của BKAII về siêu máy tính. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1124 khách và không thành viên đang online