Khi thi công các hệ thống điện sẽ có rất nhiều những vật liệu phụ trợ cần đến. Thang máng cáp là thành phần không thể thiếu để ta có một hệ thống điện tối ưu. Vậy thang máng cáp là gì và tác dụng của chúng như thế nào? BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhé!
Máng cáp hay là máng điện, còn gọi theo tên tiếng Anh là cable trays, trunkings là những đường máng làm bằng tôn, dùng cho việc đưa dẫn các đường dây cáp điện, cáp mạng trong các tòa nhà và khu công nghiệp
Có những loại thang máng cáp nào?
Có nhiều tiêu chí để phân loại thang máng cáp:
Phân loại theo chất liệu: thông thường, vật liệu làm thang máng cáp là tôn cán, nhôm hoặc thép không gỉ, có độ dày thích hợp để tạo độ cứng. Vật liệu sẽ theo yêu cầu cách điện hay không mà được sơn tĩnh điện hoặc chỉ cần mạ kẽm là có thể phù hợp với công trình.
Phân loại theo kích thước: hệ thống thang máng cáp có nhiều kích thước khác nhau, được phân loại thành máng tổng hay máng nhánh. Thông thường, các loại thang máng cáp có kích thước tiêu chuẩn, máng tổng lớn nhất có lòng máng khoảng 400mm, các loại máng còn lại có lòng máng nhỏ hơn. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế công trình, máng cáp, thang cáp có thể được đặt hàng theo từng kích thước riêng biệt.
Phân loại theo đơn vị sản xuất: máng cáp trên thị trường hiện nay có 3 xuất xứ: nhập khẩu, sản xuất bởi các doanh nghiệp uy tín trong nước hoặc được gia công tại các xưởng cơ khí. Mỗi loại thang máng cáp có xuất xứ khác nhau đều có một số ưu nhược điểm khác nhau.
Bên cạnh những tiêu chí phân loại này, cũng có thể còn một số tiêu chí khác như: màu sắc, chức năng (dùng trong nhà hay ngoài trời)...
Thông số kỹ thuật thang máng cáp
- Vật liệu được sử dụng làm thang máng cáp chủ yếu là: Nhôm, tôn mạ kẽm, tôn đen sơn tĩnh điện, tôn mạ kẽm nhúng nóng, inox 201, 304.
- Thang cáp, máng cáp: 500×100, 400×100, 300×100, 200×100, 150×100, 100×50,…
- Độ dày: 0.8mm, 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm,…
- Màu sắc: Ghi, trắng, vàng kem, cam.
- Có nắp và không nắp.
- Phụ kiện thang máng cáp điện
Ưu điểm của thang máng cáp
Hệ thống thang cáp, máng cáp dùng để sắp xếp và quản lý những loại dây cáp điện của công trình nhằm tối ưu hóa chất lượng hệ thống. Đồng thời, mang lại sự an toàn cho dây cáp, loại trừ được những rủi ro xước, rách vỏ cáp cũng như không gây tổn thương cho người thi công, lắp đặt và sử dụng. Giúp tiết kiệm không gian và thời gian, tiết kiệm chi phí: tiết kế, nguyên vật liệu, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa,…
Rút ngắn thời gian thi công và lắp đặt bởi công cụ để thi công đơn giản (tua vít, kìm cắt thép và chìa vặn đai ốc), phụ kiện đa dạng, thao tác chỉ cần bằng tay, dễ dàng tháo lắp,…
So với những kiểu đi dây truyền thống bằng ống ghen, bắt trực tiếp hoặc đi dây âm tường, thang máng cáp khi áp dụng tại các công trình lớn cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội
Tính thẩm mỹ cao: hệ thống thang máng cáp có một ưu điểm là gọn gàng nên tạo tính thẩm mỹ cao trong các công trình, bên cạnh đó, còn có thể tiết kiệm chi phí làm trần giả trong một số trường hợp. Trong nhiều công trình, thang máng cáp còn được kết hợp cùng với một số vật liệu khác để phối cảnh, trở thành một vật liệu cho công trình đó.
Tiết kiệm chi phí thiết kế
Sử dụng thang máng cáp cho hệ thống dây dẫn giúp đơn giản hoá việc thiết kế hệ thống dây dẫn tổng. Thiết kế hệ thống ống dẫn cáp có thể sẽ tương đối phức tạp do những hộp nối cáp hộp, kéo cáp và những giá đỡ cho hệ thống ống dẫn cáp
Tiết kiệm chi phí mua sắm vật liệu
Chi phí những thành phần cần thiết để lắp đặt hệ thống thang máng cáp thấp hơn rất nhiều so với hệ thống ống dẫn cáp. Ít các thành phần khác nhau hơn sẽ giúp làm tiết kiệm được nhiều chi phí hơn trong việc xác định, đặt hàng, tiếp nhận, lưu trữ cũng như phân phối những thiết bị này trong suốt quá trình thiết kế, mua nguyên vật liệu và lắp đặt.
Tiết kiệm chi phí lắp đặt
Việc lắp đặt hệ thống thang máng cáp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí hơn nhiều so với hệ thống ống dẫn cáp tương đương. Đồng thời, yêu cầu về kinh nghiệm của thợ điện lắp đặt máng cáp cũng không đòi hỏi quá cao như với hệ thống ống dẫn thông thường.
Tiết kiệm chi phí trong việc bảo trì
Sự hư hỏng của lớp vỏ cách điện của dây dẫn bên trong hệ thống dây điện máng cáp rất ít khi xảy ra. Trong khi đó dây dẫn trong hệ thống ống dẫn cáp có thể bị hư hỏng trong quá trình kéo vào đường ống dẫn. Nguyên nhân của việc này hầy hết là do lực kéo quá mạnh hay kích cỡ của ống dẫn chưa đủ đáp ứng, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn dây dẫn. Điều này sẽ dẫn đến hư hỏng lớp vỏ cách điện của cáp.
Ứng dụng của thang máng cáp
- Hệ thống thang máng cáp thường được dùng trong hệ thống dây, hệ thống cáp điện trong các xưởng sản xuất, tòa nhà, chung cư…
- Hệ thống thang máng cáp thường dùng để lắp đặt và bảo vệ các loại dây cáp chuyên phân phối điện hoặc dây cáp tín hiệu truyền thông.
- Thang máng cáp áp dụng cho việc quản lý dây cáp trong xây dựng thương mại và công nghiệp. Chúng đặc biệt hữu ích khi thay đổi cả một hệ thống dây điện, vì chúng được đặt trong thang cáp.
Xem thêm:
- Thi công cáp quang bạn cần có những gì?
- Cách xử lí nhiễm bẩn cáp sợi quang
- Tìm hiểu về ống co nhiệt bảo vệ mối nối cáp quang
- Cáp điện - vai trò và ứng dụng trong đời sống con người
Trên đây là một vài tìm hiểu của BKAII về thang máng cáp, có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"