Ở bài chia sẻ trước BKAII đã giới thiệu đến các bạn khái niệm cơ bản, cấu tạo cũng như nguyên lí hoạt động của nguồn xung. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đánh giá ưu nhược điểm cũng như lưu ý khi sử dụng nguồn xung và thêm nguồn biến áp nữa nhé!

Nguồn xung và nguồn biến áp là hai khái niệm có nhiều sự nhầm lẫn khi bạn không biết một sản phẩm sử dụng loại nguồn nào. Chúng ta cần nắm được đặc điểm của chúng trong một thiết bị để có thể xác định cho đúng tránh những sai lầm làm hỏng thiết bị.

Nguồn xung

Nhắc lại một chút về khái niệm: Nguồn xung là một bộ nguồn có tác dụng chuyển từ dòng điện xoay chiều sang dòng điện một chiều nhờ vào cơ chế dao động xung tạo mạch điện tử kết hợp với một biến áp xung. Nguồn xung ngày càng được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử, các thiết bị vật dụng gia đình. Dễ thấy có thể kể đến như: bếp từ, lò vi sóng, nồi cơm điện,… 

Ưu điểm: Một số ưu điểm của nguồn xung ta có thể kể đến như

  • Giá thành rẻ hơn so với một bộ nguồn biến áp có cùng công suất và chức năng.
  • Bộ nguồn chiếm diện tích nhỏ trong một hệ thống âm thanh
  • Tích hợp dễ dàng cho những thiết bị nhỏ gọn, hiệu suất cao.

Nhược điểm: Tuy nhiên việc chế tạo nguồn xung này đòi hỏi kĩ thuật khá cao nên rất khó sửa chữa và thiết kế thì rất phức tạp

Nguồn biến áp

Nguồn biến áp chính là thiết bị điện mà chuyển năng lượng giữa 2 hoặc nhiều mạch thông qua cảm ứng điện từ. Cảm ứng điện từ tạo ra một lực điện trong một dây dẫn được tiếp xúc với thời gian khác nhau qua từ trường. Nguồn biến áp được sử dụng để tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều trong các ứng dụng năng lượng điện

Ưu điểm:

  • Nguồn này có hiệu suất làm việc khá cao, giá thành sản phẩm phù hợp với đa số người sử dụng.
  • Đặc biệt dải điện áp sơ cấp rộng, lấy được nhiều mức điện áp một cách dễ dàng

Nhược điểm: Tuy nhiên có một nhược điểm đáng lưu ý với loại nguồn này chính là độ an toàn không cao, sảy ra sự cố khá nhiều. Loại nguồn này cũng rất khó sửa chữa do bộ nguồn được thiết kế phức tạp, linh kiện thay thế ít và hay nhiễu.

Các chỉ tiêu cần quan tâm khi lựa chọn một nguồn xung

  • Cách ly/không cách ly: Ta cần quan tâm xem điện áp đầu ra có cần cách ly với đầu vào không? Nếu không cần cách ly thì có thể sử dụng các loại không cách ly hay truyền công suất trực tiếp khi đó sẽ cho hiệu quả truyền công suất cao hơn những kiểu truyền thông qua lõi hay các nhóm cách ly. 
  • Số mức điện áp đầu ra: Cần phải xem đầu ra của mình có bao nhiêu đầu ra? Nếu có nhiều đầu ra thì dạng nguồn flyback cho phép tạo ra nhiều mức điện áp đầu ra cùng ổn định. Trong khi các loại bộ nguồn khác không tạo được như vậy hoặc khó chính xác được.
  • Công suất: Cần xem công suất như thế nào? Trong các dạng nguồn cách ly thì nguồn đẩy kéo hay PushPull thường tạo được công suất cao hơn so với các dạng khác nhưng kém hơn so với các dạng nguồn không cách ly
  • Hiệu quả lõi: Công suất truyền/1 đơn vị khối lượng lõi là một điều cần lưu ý. Hiệu quả lõi càng cao thì khối lượng lõi càng thấp tức bộ nguồn càng nhẹ. Nên các bộ nguồn xung sử dụng lõi Ferit cho hiệu suất cao hơn. Trong nhóm bộ nguồn cách ly nguồn đẩy kéo có hiệu quả lõi cao nhất và cách ly được với đầu vào. Nhưng nếu công suất quá lớn thì nó bị giới hạn bởi lõi khi đó phải chuyển sang dùng nguồn không cách ly hay truyền trưc tiếp

Xem thêm:

Trên đây là một số đánh giá về nguồn xung và nguồn biến áp. Hi vọng các bạn đã có thêm cho mình những kiến thức thú vị và bổ ích. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn nhớ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1770 khách và không thành viên đang online