Bạn đánh giá: 4 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Ở bài chia sẻ trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo cũng như phân loại tụ điện. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu kĩ hơn nữa về tụ điện qua những thông tin về nguyên lí hoạt động và ứng dụng thực tế của các tụ điện nhé!

Tụ điện chính là một thiết bị điện tử không thể thiếu trong các mạch lọc. mạch dao dộng và các loại mạch truyền dẫn tín hiệu xoay chiều. Cũng bởi vì tính thiết thực của chúng mà hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống chúng ta đều sử dụng tụ điện cho những ứng dụng của mình. Hiểu một cách đơn giản thì những chiếc tụ điện khá giống với ắc qui mà ta hay dùng bởi chúng đều cùng lưu trữ năng lượng nhưng trên thực tế chúng lại hoạt động một cách hoàn toàn khác nhau.

Mỗi tụ điện thường đi cùng với các chỉ số khác nhau và chúng được hiển thị ở những vị trí khác nhau so với từng loại tụ điện. Nếu như với tụ hóa với thiết kế hình trụ thì trị số tụ điện sẽ được ghi trực tiếp trên thân của tụ để dễ dàng quan sát, còn với tụ giấy hay tụ gốm chúng thường có hình dáng dẹt nên người ta sẽ kí hiệu trị số trên thân bằng 3 chữ số, trong đó số đầu là giá trị còn J hoặc K chính là kí hiệu sai số.

Tụ điện không phải là một linh kiện điện tử phức tạp nên ta có thể hiểu dễ dàng được những thông tin về nguyên lí hoạt động hay những công dụng của chúng.

Nguyên lí hoạt động của tụ điện

Nguyên lý phóng nạp của tụ điện được hiểu là khả năng tích trữ năng lượng điện như một ắc qui nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường. Nó lưu trữ hiệu quả các electron và phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện. Nhưng nó không có khả năng sinh ra các điện tích electron. Đây cũng là điểm khác biệt lớn của tụ điện với ắc qui.

Nguyên lý nạp xả của tụ điện là tính chất đặc trưng và cũng là điều cơ bản trong nguyên lý làm việc của tụ điện. Nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều. Nguyên lý nạp xả của tụ điện có thể được thấy rõ nếu điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ rất dễ gây ra hiện tượng nổ có tia lửa điện do dòng điện tăng vọt.

Công dụng của tụ điện

Tác dụng của tụ điện được biết đến nhiều nhất là khả năng lưu trữ năng lượng điện, lưu trữ điện tích hiệu quả. Tụ điện còn có vai trò lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm

Hơn thế, tụ điện còn cho phép điện áp xoay chiều đi qua, giúp tụ điện có thể dẫn điện như một điện trở đa năng. Đặc biệt khi tần số điện xoay chiều (điện dung của tụ càng lớn) thì dung kháng càng nhỏ. Hỗ trợ đắc lực cho việc điện áp được lưu thông qua tụ điện

Với nguyên lí nạp xả, ngăn điện áp 1 chiều, cho điện áp xoay chiều lưu thông giúp truyền tín hiệu giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch điện thế.

Ứng dụng trong thực tế của tụ điện

Tủ điện hiện nay được ứng dụng trong nhiều bài toán thực tế, đặc biệt trong lĩnh vực tự động hóa. Một ví dụ dễ thấy và khá quen thuộc khi hầu hết các sản phẩm bếp từ đều được trang bị tụ điện với vai trò quan trọng bậc nhất trong bo mạch của bếp.

Hiện nay tụ điện được sử dụng nhiều trong kĩ thuật điện, điện tử, ứng dụng trong hệ thống âm thanh xe hơi, tụ điện có thể xây dựng các bộ nhớ kỹ thuật số động cho các máy tính nhị phân sử dụng các ống điện tử. Tụ điện cũng được ứng dụng trong các máy phát điện, thí nghiệm vật lý, radar, vũ khí hạt nhân,... Ứng dụng của tụ điện trong thực tế lớn nhất là việc áp dụng thành công nguồn cung cấp năng lượng, tích trữ năng lượng

Xem thêm:

Trên đây là những tìm hiểu về nguyên lí cũng như úng dụng của tụ điện trong thực tế. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"