Tài liệu này thuộc quyền sở hữu công ty TNHH Tự Động Hóa và Tin Học Công Nghiệp Bách Khoa (BKAII). Bất kỳ sự sao chép, sử dụng và tiết lộ mà không được sự cho phép từ phía công ty là vi phạm pháp luật của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Tài liệu này chỉ được sử dụng cho các thành viên và khách hàng của BKAII
Với sự thay đổi, phát triển hàng ngày của công nghệ thông tin - viễn thông, các hệ thống tự động hóa cũng dần được nâng cấp bằng việc sử dụng công nghệ để mở rộng linh hoạt hơn. Việc sử dụng các bộ Remote I/O cho phép điều khiển giám sát phân tán các thiết bị cấp trường mà ít bị hạn chế bởi giới hạn khoảng cách vật lý. Bài viết này BKAII sẽ giới thiệu đến các bạn giải pháp truyền tiếp điểm đóng/mở tại hiện trường về PLC trung tâm thông qua cáp quang nhé!
Mục đích giải pháp:
Cung cấp cho các kỹ sư điện thêm một giải pháp giúp điều khiển và giám sát từ xa các I/O qua hạ tầng cáp quang và đặc biệt là không cần can thiệp lập trình để đưa tín hiệu I/O từ xa về trung tâm. Như vậy, bài toán này phù hợp với các bài toán giám sát online gần như realtime do sử dụng hệ thống cáp quang để đưa dữ liệu về.
Mô hình bài toán
Thành phần trong hệ thống bao gồm:
- Khu vực hiện trường: Bao gồm các thiết bị hiện trường cho ra các tín hiệu DO như Động cơ, Relay, PLC,..... Bài toán của chúng ta là sẽ đưa những tín hiệu DI/DO về trung tâm ở khoảng cách xa. Tiếp theo là bộ thu thập remote I/O PM16DI, cho phép chuyển đổi tối đa 16 tín hiệu DO của các thiết bị trường sang tín hiệu số: Modbus RTU, sử dụng truyền thông RS485. Từ đây, tín hiệu số sẽ truyền về trung tâm qua bộ chuyển đổi RS485 sang Quang TCF-142-S-SC. Bộ TCF-142-S-SC cho phép truyền tối đa được 40km, sử dụng cáp quang SM, 2 sợi, cổng SC.
- Phòng điều khiển trung tâm: Tại đây, bộ đầu tiên sẽ là TCF-142-S-SC, với chức năng chuyển đổi tín hiệu quang sang RS485. Tiếp đến là bộ remote I/O PM16DO, cho phép xuất tối đa 16 tín hiệu DO vào bộ PLC hoặc vào hệ thống relay...tùy thuộc vào thiết kế hệ thống cụ thể.
- Điểm đặc biệt của các bộ remote I/O hãng Procon - Australia là cho phép truyền dữ liệu theo mô hình điểm - điểm, mà không cần can thiệp, lập trình. Ví dụ như mô hình ở dưới: Với bộ PM16DI cho phép nối trực tiếp điểm - điểm với bộ PM16DO qua đường truyền RS485.
Như vậy khi có tiếp điểm đầu vào DI bên này, sẽ tác động tương ứng đầu ra DO bên kia. Nhà sản xuất hỗ trợ tối đa 6 mô hình:
- PM16DI sang PM16DO
- PM16DI sang 4 bộ PM4RO
- PM8DIO sang PM8DIO
- PM8AI/I hoặc PM8AI/V sang PM8AO
- PM8AI/I hoặc PM8AI/V sang PM8VO
- PMDAIO2 sang PMDAIO2
Xem thêm:
- Giải pháp giám sát và điều khiển PLC S7 200 sử dụng F2816 V2: LTE IP MODEM
- Giải pháp kết nối PLC S7-1200 với hệ thống giám sát từ xa thông qua router 3G công nghiệp – F3436
- Giải pháp kết nối PLC S7-1200 với hệ thống giám sát từ xa thông qua router 3g/4g công nghiệp – F3425
- Truyền thông giữa PLC S7-200 với máy tính thông qua Freeport
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"